Con người rồi cũng có lúc già đi, trí nhớ kém. Thế nhưng nếu không cẩn thận người ta hoàn toàn có thể mắc phải chứng suy giảm trí nhớ hay được biết với tên gọi bệnh alzheimer. Căn bệnh này hiện đang là nổi e ngại của hàng triệu, hàng tỷ người trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh này nhé!
Bệnh Alzheimer là gì?
Nhiều người thậm chí còn không biết chứng bệnh alzheimer là gì dù đã hàng tỷ người mắc phải. Căn bệnh này còn được gợi với tên bệnh suy giảm trí nhớ, AHLZ-high-mez hay AD, SDAT… Nói chung bệnh alzheimer là một chứng bệnh về não có tác động đến suy nghĩ, hàng vi và đặc biệt là trí nhớ tuy nhiên không phải là chứng bệnh thần kinh hay tuổi già thông thường.
Đi ngược dòng lịch sử, vào năm 1906 bởi bác sĩ tâm thần và thần kinh học người đức là Alois Alzheimer đã khẳng định bệnh mất trí nhớ alzheimer là không thể chữa khỏi. Ông cũng đã trình bày về một trường hợp cụ thể để lấy ví dụ cho các biểu hiện, độ tuổi và tính nghiêm trọng của bệnh.
Sự đáng sợ của bệnh Alzheimer
Dù bệnh alzheimer là gì thì sức ảnh hưởng của nó cũng khiến con người phải khiếp sợ. Hiện nay chỉ tính trên nước Mỹ cũng đã có đến 5 triệu người mắc chứng bệnh này. Căn bệnh này đang càng ngày càng gia tăng trên diện rộng nhất là ở người từ 45 tuổi trở lên, chiếm đến gần 80% trong số các chứng bệnh suy giảm trí nhớ.
Điều quan trọng là bệnh mất trí nhớ Alzherimer còn đang dần trẻ hóa độ tuổi khiến số lượng bệnh nhân tăng lên. Căn bệnh suy giảm trí nhớ này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn đem đến hàng loạt khó khăn cho người nhà bệnh nhân.
Các triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ
Hội chứng alzheimer liên quan đến trí nhớ và được biểu hiện thông qua hàng loạt triệu chứng khác nhau. Có thể điểm đến các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
- Trí nhớ càng ngày càng kém đi thậm chí là vừa nói đã quên. Biểu hiện này còn được dân gian gọi là bệnh hay quên.
- Khó khăn với những việc thường ngày hay khi giải quyết các vấn đề.
- Thường xuyên có các dấu hiệu nhầm lẫn về thời gian hoặc địa điểm.
- Triệu chứng bệnh alzheimer biểu hiện qua việc khó xác định khoảng cách, màu sắc hoặc sự tương phản giữa các vật.
- Khi trở nặng thường khó khăn trong giao tiếp hoặc ngôn ngữ.
- Tâm trạng, tính cách của người mắc chứng mất trí nhớ thay đổi và hạn chế các hoạt động giao tiếp bên ngoài.
Các giai đoạn của bệnh Alzheimer
Sau khi nhiều người thấy được alzheimer là bệnh gì và triệu chứng ra sao thì càng e sợ. Thực chất bệnh vẫn có thể hạn chế và điều trị từ từ nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên do đặc điểm và sự thờ ơ của người mắc alzheimer bệnh thường trở nặng mới bắt đầu tìm cách “cứu chữa”. Cụ thể bệnh được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn trước khi suy giảm trí nhớ thường chỉ biểu hiện là hay quên nên dễ nhầm lẫn với các chứng tuổi già hay stress thông thường.
- Giai đoạn nhẹ của bệnh bắt đầu gia tăng hơn về mức độ nghiêm trọng trong suy giảm trí nhớ. Đặc biệt các hành vi đã có sự thay đổi đáng kể.
- Giai đoạn giữa biểu hiện ở việc khó khăn trong ngôn ngữ, ký ức bắt đầu có sự sai lệch, dần biến mất, tâm lý cũng thất thường khó làm chủ hành vi.
- Giai đoạn cuối bệnh nhân dần dần mất đi tiếng nói dù vẫn có thể hiểu và trả lời thông qua các biểu hiện về cảm xúc. Tinh thần không còn bất ổn nữa nhưng lại thờ ơ, không màng xung quanh. Các bộ phận khác trên cơ thể dần thoái hóa và cuối cùng sẽ tử vong do các tác nhân bên ngoài.
Nguyên nhân hình thành bệnh suy giảm trí nhớ
Muốn chữa bệnh suy giảm trí nhớ thì phải biết nguyên nhân hình thành. Thực ra từ khi được phát hiện đến nay đã có vô số nghiên cứu lớn nhỏ với hy vọng có thể tìm ra nguyên nhân hình thành hội chứng suy giảm trí nhớ này nhưng dường như không đem đến hiệu quả.
Nhiều giả thuyết được đặt ra nhưng cũng chưa thực sự chính xác. Trong đó có một nghiên cứu chỉ ra rằng ứng kích oxy hóa là nguyên nhân quan trọng hình thành bệnh. Các bệnh nhân mắc hội chứng mất trí nhớ Alzheimer đều bị giảm các tế bào nhân lục – nơi sinh ra hóc môn norepinephrine có chức năng truyền đại đến các dây thần kinh. Từ đó hình thành bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh
Như đã nói thế giới hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer nhưng nếu phát hiện sớm thì vẫn có cơ hội chữa bệnh. Con người ngay khi còn trẻ nên cố gắng hoạt động trí óc, nâng cao trí nhớ nhằm đẩy lùi các căn bệnh liên quan đến thần kinh.
Có thể kết hợp thêm các loại thuốc uống hỗ trợ điều trị bệnh như Modafinil để kích thích não bộ hoạt động, tăng sự tỉnh táo và trí nhớ. Bên cạnh đó chế độ ăn nhiều rau xanh, cá, các loại hạt sẽ hỗ trợ không nhỏ trong quá trình nuôi dưỡng trí óc.
Hy vọng các thông tin về chứng bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer có ích đối với quý vị.