Con người khi bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên thì khả năng nhớ cũng kém dần đi. Nhiều người coi đây coi vấn đề này là dấu hiệu của tuổi già. Thế nhưng đó cũng có thể là triệu chứng ban đầu của căn bệnh đáng sợ có tên – suy giảm trí nhớ hay còn gọi là Alzheimer. Hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh này đặc biệt là biểu hiện và các giai đoạn của Alzheimer nhé!
Khái niệm bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer có nhiều tên gọi khác nhau như chứng suy giảm trí nhớ, bệnh andemo, AD, SDAT… Hiểu đơn giản thì bệnh Alzheimer là một bệnh lý về trí não có tác động đến khả năng ghi nhớ, suy nghĩ cũng như hành vi của con người. Bệnh được xếp riêng không thuộc về phạm trù bệnh thần kinh hay lão khoa thông thường nào.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế, bệnh an giê mơ đã chiếm tới hơn 70% số ca mắc các bệnh làm suy giảm trí nhớ. Thậm chí nếu chỉ tính riêng trên nước Mỹ thì số ca mắc phải bệnh an dây mơ cũng lên đến con số 5 triệu người. Đó là chưa tính đến số người mắc đang không ngừng gia tăng ở người thuộc độ tuổi trung niên.
Dấu hiệu của bệnh Alzheimer
Có nhiều biểu hiện khác nhau cho thấy người bệnh đang bị chứng Alzheimer. Chủ yếu những dấu hiệu này được thể hiện thông qua khả năng ghi nhớ, hành vi và suy nghĩ của người bệnh theo mức độ tăng dần đối với từng giai đoạn. Đơn cử như đối với trí nhớ:
- Biểu hiện của trí nhớ người bệnh Alzheimer trong giai đoạn đầu là hay quên đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngày tháng, con số. Người bình thường chỉ quên một lúc sau đó sẽ nhớ lại còn người bệnh sẽ không nhớ ra.
- Giai đoạn sau của bệnh sẽ có triệu chứng của việc mất trí nhớ một phần. Các ký ức sẽ dần phai mờ đi theo từng ngày.
- Trí nhớ đã mất hẳn và người bệnh dường như không còn biết gì về cuộc sống trước đó.
Có thể thấy được biểu hiện ban đầu của bệnh không quá rõ nét. Thậm chí nhiều người còn nhầm tưởng giai đoạn đầu là triệu chứng hay quên thường gặp khi có tuổi. Thế nhưng càng ngày bệnh sẽ càng nặng và gây ra nhiều hệ lụy khác không mong muốn.
Các giai đoạn của bệnh Alzheimer
Thực ra bệnh alzheimer là bệnh gì, nguyên nhân ra sao vẫn còn đang là vấn đề gây tranh cãi. Thậm chí bản thân các giai đoạn của bệnh cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó phổ biến nhất, chứng alzheimer được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu có những biểu hiện khó nhận ra nhất. Như đã miêu tả, giai đoạn này thể hiện chủ yếu trong trí nhớ nên hay bị nhầm lẫn với triệu chứng hay quên người ngoài 40 tuổi vẫn gặp.
- Giai đoạn nhẹ của bệnh bắt đầu tăng thêm về triệu chứng bệnh. Các bác sĩ sẽ thường căn cứ vào trí nhớ cũng như khả năng học hỏi kiến thức mới để xác định bệnh. Khi này Alzheimer khá giống với chứng mất trí nhớ tạm thời tuy nhiên còn thêm triệu chứng giảm khả năng ngôn ngữ.
- Giai đoạn giữa triệu chứng của bệnh càng nặng hơn nữa khi người bệnh bắt đầu khó khăn hơn trong việc biểu đạt ngôn ngữ cũng như hoạt động thường ngày. Đặc biệt tâm lý người bệnh trở nên khí chịu hơn, hung hăng và vô cùng thất thường.
- Giai đoạn cuối là khi bệnh đã trở nặng. Khi đó các biểu hiện hội chứng mất trí nhớ tạm thời đã trở thành mất trí hoàn toàn. Người bệnh không thể nói, ít có cảm xúc và thường nằm một chỗ. Dần dần những căn bệnh khác về phổi, nhiễm trùng, thoái hóa sẽ xâm lấn và cuối cùng là tử vong.
Các chứng bệnh suy giảm trí nhớ khác
Bên cạnh chứng Alzheimer thì hiện nay cũng có nhiều bệnh liên quan đến trí nhớ khác. Thậm chí ngay cả người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc những căn bệnh này.
- Các bệnh về não và thần kinh khiến chức năng trí nhớ bị giảm suất.
- Chứng bệnh đãng trí của người già.
- Những người bị chấn thương vùng đầu dễ mắc bệnh suy giảm trí nhớ khi bước vào độ tuổi 30.
Cách khắc phục các chứng bệnh suy giảm trí nhớ
Thực tế các bệnh về não và triệu chứng trong giai đoạn đầu có biểu hiện khá giống nhau nên người bình thường khó lòng nhận biết được. Vì vậy tốt nhất nên thực hiện vận động trí óc, gia tăng hoạt động của não để ngăn ngừa nguy cơ mắc các chứng bệnh này.
Nhiều người đặt ra câu hỏi trí nhớ kém phải làm sao và đáp án nằm ngay trong chế độ sinh hoạt của mỗi người. Hãy:
- Ăn uống đủ chất, cố gắng bổ sung các loại thức ăn tốt cho trí não như cá, rau xanh lá, các loại hạt…
- Sống lành mạnh với thói quen tập thể dục hằng ngày, ngủ đủ giác không quá ít cũng không quá nhiều để giúp não có thời gian nghỉ ngơi.
- Có các bài tập rèn luyện trí óc để “tăng cơ” cho não.
- Giữ tinh thần bĩnh tĩnh, hạn chế tức giận, lo lắng gây ảnh hưởng đến não.
- Nếu cần thiết hãy sử dụng các loại thuốc để tăng khả năng ghi nhớ, độ tập trung cho não.
Bên trên là những vấn đề liên quan đến chứng suy giảm trí nhớ và cách khắc phục. Hy vọng có ích đối với quý vị.