Khái niệm tư duy phản biệt hay trong tiếng Anh là critical thinking đã xuất hiện từ lâu. Thế nhưng ở Việt Nam thì đây lại là một định nghĩa mới lạ và trừu tượng không phải ai cũng biết. Vậy tư duy trừu tượng là gì? Ví dụ ra sao? Vai trò của critical thinking trong cuộc sống thế nào? Hãy cùng giải đáp mọi nghi vấn xoay quanh vấn đề này nhé!
Critical thinking là gì?
Critical thinking là gì? Critical thinking hay chính là tư duy phản biệt hoặc tư duy phân tích được hiểu là một quá trình tư duy biện chứng. Quá trình này bao gồm phân tích và đánh giá cùng một thông tin đã có từ trước theo các cách nhìn khác nhau nhằm làm rõ cũng như xác định tính chính xác của vấn đề được đặt ra.
Người phản biện sẽ dựa hiểu biết về vấn đề để đưa ra lập luận rõ ràng, đầy dủ, logic với những bằng chứng công tâm. Ngày nay nhiều nhà giáo dục cho rằng cần phải tập trung hơn để dạy học sinh tư duy phản biệt để tiếp nhận thông tin một cách chủ động thay vì chỉ nghe và ghi chép bài học.
Phân loại tư duy phản biện
Tư duy phản biện critical thinking sau khi xét trên nhiều khía cạnh khác nhau đã được các nhà tâm lý, triết học chia thành 2 loại là:
- Tư duy tự phản biện hay còn được hiểu là tự mình phản bác lại những hành động, ý nghĩ và những bằng chứng mà bản thân đưa ra về sự việc.
- Tư duy phản biện ngoại cảnh lại do nhiều người cùng đưa ra những ý nghi riêng dựa trên những thông tin ngoại cảnh có được từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó mỗi người sẽ cùng nhau phân tích, đánh giá và phản bác để đưa ra kết luận chính xác nhất về sự việc một cách đúng đắn nhất.
Vai trò của tư duy phản biện là gì?
Critical thinking có vai trò như một nhân trốc quan trọng để thúc đẩy cá nhân phát triển một cách toàn diện. Cụ thể thông qua việc rèn luyện tư duy phản biện con người sẽ nâng cao được sức mạnh về các mặt sau:
- Khả năng quan sát sẽ được nâng lên. Khi đó khả năng quan sát sẽ không chỉ dừng lại ở tiêu chí nhìn nữa mà còn phải hiểu.
- Khả năng tìm tòi sẽ được nâng lên. Con người sẽ không ngừng đặt ra các câu hỏi như phản biện là gì, làm thế nào để phản biện đúng cách, vai trò phản biện, cách rèn luyện kỹ năng phản biện thế nào… Từ đó họ cố gắng tìm kiếm câu trả lời và đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân.
- Tư duy logic sẽ giúp kết nối các vấn đề vừa được đặt câu hỏi từ đó trả lời cho vấn đề đang cần được tìm hiểu. Nhờ đó con người có thể nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau.
- Kỹ năng ra quyết định là một nhân tố quan trọng tạo nên thành công. Chỉ khi rèn luyện được tư duy phản biện critical thinking thì biệc đưa quyết định mới chính xác, hạn chế tối đa rủi ro.
- Sự tự tin qua thời gian cũng được nâng cao. Chỉ khi con người có kiến thức, có sự tự tin thì mới dám đứng lên thể hiện quan điểm của bản thân mình.
Ví dụ về tư duy phản biện
Trên thực tế critical thinking skills là gì dù đã được giải đáp rõ ràng nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn. Người ta nghĩ đơn giản rằng cứ phản bác có nghĩa là phản biện. Tuy nhiên không phải như vật. Tư duy phản biện phải được hình thành trên lập luận, kết quả của tư duy logic chứ không phải đáp án của một vấn đề sai.
Đơn giản có thể lấy ví dụ về tư duy phản biện như sau:
- Bạn A nói: “2×2=6”; Bạn B đáp lại: “Sai, 2×2=4”. Khi này không phải là tư duy phản biện.
- Bạn A nói “C là một học sinh học dốt”, Bạn B dựa trên quan sát về điểm số cũng như cách phát biểu trong những giờ học và khẳng định “C là học sinh giỏi bởi vì….”. Khi này đây chính là một tư duy phản biện nhưng đồng thời B cũng phải đưa ra những lý lẽ, bằng chứng mà mình quan sát được.
Ứng dụng của tư duy phản biện trong học tập
Ngày nay tư duy phản biện trong học tập được ứng dụng rất phổ biến tại nhiều quốc gia. Đây được coi là cách học chủ động đồng thời giúp học sinh rèn luyện được mọi khả năng. Tuy nhiên dường như cách học này vẫn ít thấy ở Việt Nam.
Nếu so sánh thì hệ thống giáo dục của Anh đã đưa cách phản biện thành một môn học chính quy. Tại đây học sinh sẽ phải làm các bài kiểm tra định kỳ để đánh giá năng lực. Trong đó tại Trung Quốc cũng có những cuộc thi phản biện được diễn ra dành cho học sinh, sinh viên.
Điều này cho thấy sự phổ biến của môn học này trong cuộc sống và giáo dục. Bắt kịp xu hướng, hiện nay cũng không ít phụ huynh cho con học những lớp rèn luyện kỹ năng phản biện ngay từ khi còn nhỏ để trau dồi sự tự tin, tính cách hướng ngoại.
Những thông tin xoay quanh vấn đề về tư duy phản biện đã được giải đáp hy vọng có ích đối và giúp quý vị tìm được phương pháp rèn luyện phù hợp.